Rất nhiều phụ huynh lo lắng khi con trẻ có những biểu hiện nhút nhát, kém tự tin. Chúng không hẳn xuất phát từ những sang chấn tâm lý hay môi trường sống kém tích cực mà tùy thuộc vào tính khí của mỗi trẻ. Chúng được xem là “đặc sản di truyền” của cha mẹ dành cho con cái. Tuy nhiên, chúng ta không nên hoàn toàn phó mặc cho mọi sự vì thực tế những trải nghiệm và kỹ năng sống góp phần giúp trẻ trưởng thành và ứng phó tốt với các tác nhân kém tích cực lên cảm xúc cá nhân.
Có ít nhất 4 loại tính khí cơ bản như nhút nhát, táo bạo, lạc quan, u sầu. Ứng với mỗi loại tính khí là sơ đồ hoạt động não bộ khác nhau. Những công trình nghiên cứu về tính khí nhận định “những người trưởng thành nhút nhát vốn là những đứa trẻ nhạy cảm và hay sợ”. Cảm xúc lo lắng luôn chiếm phần đa trong phản ứng của một đứa trẻ với môi trường sống ở những năm đầu đời như sợ thức ăn, sợ người lạ, sợ tiếng động hoặc những va chạm mạnh… Trẻ “nhạy cảm và hay sợ” sẽ luôn có những trải nghiệm đáng nhớ về những sự kiện nêu trên và hầu như chúng có xu hướng sợ tất cả mọi thứ khác thường. Khi trưởng thành, sự lo lắng khiến chúng khó thích ứng với môi trường xã hội và trở nên sống trầm lặng, lúng túng.
Những trẻ có tính khí nhút nhát thường dễ là nạn nhân của những rối loạn lo âu, ám ảnh…Tuy nhiên, không phải tất cả những trẻ sợ sệt đều trở thành người nhút nhát. Và hành xử của bố mẹ là nhân tố rất quan trọng giúp trẻ học được cách đối diện và khắc chế được nỗi sợ.
Chúng ta không tìm cách ngăn chặn hậu quả hay các tác nhân xấu đến với trẻ bởi chính chúng ta cũng lúng túng trước các sự kiện ngoài mong đợi. Chính vì thế, hãy dạy con trẻ cách đương đầu với những khó khăn. Sự bảo bọc, che chở đôi khi mang đến hiệu ứng không tốt bởi chúng tước đi quyền chủ động của trẻ. Trong trường hợp này, trẻ sẽ không bao giờ học được cách thức vượt qua nỗi sợ hãi cũng như giới hạn bản thân. Việc khuyến khích trẻ đương đầu với các khó khăn bằng sự kiên quyết chối từ các mong đợi quá mức hoặc liên quan đến các hành vi nguy hại giúp trẻ nhận biết giới hạn mà không làm giảm sự tự tin và mạnh dạn ở chúng.
Với những trẻ sợ sệt, bố mẹ cần tỏ ra ân cần, chia sẻ, tuy nhiên chúng không đồng nghĩa với việc nuông chiều. Hướng trẻ đến các hoạt động tập thể là phương diện giúp trẻ ý thức được tinh thần tương trợ, liên kết. Một tình bạn chân thành giúp trẻ có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc bởi một trong những khó khăn của trẻ sợ sệt là lo ngại người khác chê trách, đánh giá nên việc chia sẻ, tâm sự trở nên hiếm hoi. Đây thường là yếu tố tiềm ẩn cho những khó khăn tâm lý về sau.
Một số trẻ có nhiều lo lắng thường tìm được sự tự tin từ trải nghiệm, chúng làm thay đổi bộ não của chúng trong thời quá khứ. Trải nghiệm giúp gia tăng cơ hội vượt qua sự ức chế tự nhiên vì những khả năng xúc cảm không phải là bất di bất dịch. Chúng ta có thể cải thiện tính nhút nhát bằng sự luyện tập và môi trường chính là yếu tố giúp cá nhân hiện thực hóa các mong đợi bản thân.
Học viện METTASOUL – Huấn luyện Kỹ năng sống tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm giúp từng cá nhân có thể phát triển tối đa khả năng và khơi dậy niềm đam mê sáng tạo để học tập và làm việc hiệu quả, tỏa sáng thành công.
THẮC MẮC TƯ VẤN
HỌC VIỆN METTASOUL
Tổng đài tư vấn 24/7: 1900 6295
Web: mettasoul.vn
Đọc giả cần chuyên gia tâm lý trợ giúp, chúng tôi luôn ấm áp chào đón qua lịch hẹn tại đây.