TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LUYỆN TẬP CÁC CẢM GIÁC CHO TRẺ 0 – 6 TUỔI

Với một đứa trẻ, trong thời gian ngắn từ 3 tới 4 năm đầu đời, mọi đứa trẻ bình thường sẽ có những khái niệm như là mềm, cứng, chiều cao, chiều dài, điều tốt, điều xấu, … Nếu chúng ta quan sát một đứa trẻ nhỏ từ 1 tới 2 tuổi, chúng ta có thể thấy rằng một đứa trẻ không chỉ quan tâm tới vật thể nói chung mà còn quan tâm tới các tính chất của chúng như là tính thô nhám, tính nhẵn mịn, tính cứng rắn, tính mềm mại, mùi vị (vị giác),… Trong suốt những năm từ 3 tới 6 tuổi, một đứa trẻ phát triển các cảm giác hướng tới môi trường xung quanh. Trẻ bị định hướng bởi sự kích thích, tò mờ hơn là tìm các lý do. Chính vì vậy trong giai đoạn này, trẻ nên được luyện tập phát triển cảm giác một cách có phương pháp, đặt nền tảng cho việc phát triển năng lực trí tuệ của trẻ.

Tóm lại, một đứa trẻ trải nghiệm SỰ KÍCH THÍCH và CẢM GIÁC để hình thành nên TRI GIÁC, điều này trở nên ý nghĩa hơn khi NGÔN NGỮ phát triển và trợ giúp trong sự hình thành nên các KHÁI NIỆM – mang đến cho trẻ sự hiểu biết trọn vẹn về THẾ GIỚI QUAN. Ví dụ: khi một đầu bếp được yêu cầu mua cá tươi sẽ không thể làm được nếu người này không có cái mũi và mắt được luyện tập để nhận biết sự tươi. Khi một sinh viên y học về nhịp đập tim của bệnh nhân và không thể phân biệt được sự đập mạnh/nhanh thì việc học chỉ là phù phiếm không có kết quả. Con người phải có được kỹ năng qua sự luyện tập lặp lại, đặc biệt với trẻ nhỏ lại càng cần phải luyện tập. Việc luyện tập các cảm giác cho người lớn khó như là dạy người lớn cách chơi piano. Việc luyện tập các cảm giác phải bắt đầu trong giai đoạn hình thành của cuộc sống. Đây là lý do tại sao việc luyện tập nên được bắt đầu có phương pháp trong thời thơ ấu và tiếp tục suốt thời gian trưởng thành.

HỌC VIỆN METTASOUL gợi ý cho phụ huynh một số cách luyện tập phát triển cảm giác cho trẻ.

Gợi ý 1: Cảm nhận nhiệt độ: Để giúp trẻ đạt được tối đa sự tinh vi của các cảm giác, đứa trẻ cần được đưa những sự kích thích mạnh đối ngược đầu tiên và trước nhất.

+ Mục đích: Trẻ cảm nhận nhiệt độ nóng lạnh

+ Cách thực hiện:

– Chuẩn bị: 1 chai đựng nước lạnh và 1 chai nóng (chỉ mức độ nước ấm vừa), 1 thau nước lạnh và 1 thau nóng (ấm vừa), những viên sỏi lạnh (đặt vào trong tủ lạnh) – những viên sỏi nóng (đặt vào thau nước ấm trước khi lấy ra cho trẻ chơi)

– Cho trẻ sờ tay vào chai nước nóng – lạnh và cảm nhận, cho trẻ bỏ chân vào hoặc ngâm mình vào trong thau nước để cảm nhận nhiệt độ nóng – lạnh

– Đổ chung các viên sỏi nóng – lạnh chung với nhau, cho trẻ chọn những viên sỏi nóng thì bỏ vào thau nước nóng (ấm), những viên sỏi lạnh thì bỏ vào thau nước lạnh

Gợi ý 2: Đoán vui

+ Mục đích: Cảm nhận tiếp xúc da

+ Cách thực hiện:

– Yêu cầu trẻ nhắm mắt lại, xòe bàn tay ra. Lấy ngón tay vẽ lên tay trẻ và hỏi trẻ xem hình gì, ví dụ: vẽ hình tròn

– Có thể cho trẻ đan hai tay lại với nhau, sau đó ta chạm vào ngón tay của trẻ và yêu cầu trẻ giở ngón tay vừa chạm lên

– Có thể cho trẻ nhắm mắt lại, sau đó dùng 1 tay của trẻ sờ lên bộ phận nào đó trên cơ thể trẻ và hỏi trẻ vừa mới sờ lên bộ phận nào

Gợi ý 3: Chơi với cát

+ Mục đích: Cảm nhận hạt cát qua làn da

+ Cách thực hiện:

Chuẩn bị cho bé 1 số dụng cụ chơi với cát như: xẻng, ray, khuôn nhiều hình dạng, cào…cho bé chơi với các dụng cụ và cảm nhận hạt cát qua bàn tay, chân

Gợi ý 4: Nặn đất sét

+ Mục đích: Phát triển xúc giác cho trẻ và phát triển vận động tinh

+ Cách thực hiện:

– Chuẩn bị đất sét

– Cho trẻ bóp, nhào đất sét, lăn dài đất sét tạo hình vui nhộn như cái vòng tay, nhẫn, con rắn, con giun, kẹo dẻo…

– Dùng ngón tay ngắt nhỏ đất sét và se lại tạo thành viên bi, hạt thóc…

Gợi ý 5: Sờ và đoán vật dụng trong túi bí mật

+ Mục đích: Nhận biết vật thông qua xúc giác sờ

+ Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 1 số trái cây có độ trơn láng, sần sùi, gai khác nhau

– Cho các trái cây vào trong túi, sau đó cho trẻ sờ và đoán xem quả đó là quả gì, nếu khả năng ngôn ngữ trẻ tốt có thể cho trẻ miêu tả lại quả mà trẻ đang sờ được. Bài tập này giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Gợi ý 6: Chọn vải

+ Mục đích: Trẻ phân biệt cảm nhận được 1 số mặt vải: vải cứng, vải mềm, vải thô, vải nhám, …

+ Cách thực hiện:

– Sưu tầm những mảnh vải vụn có chất liệu khác nhau (nỉ, lụa, xa tanh, bông…) và cắt mỗi loại thành 2 hình vuông (lưu ý nên chọn vải có độ cứng mềm rõ ràng).

– Bịt mắt trẻ và yêu cầu trẻ tìm những cặp vải giống nhau bằng cách sử dụng ngón tay và bàn tay sờ cảm nhận.

Gợi ý 7: Sờ và cảm nhận

+ Mục đích: Cảm nhận đồ vật có độ trơn láng, sần sùi, mềm, cứng, gai khác nhau

+ Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một số đồ vật có độ trơn láng, sần sùi, mềm, cứng, gai khác nhau cho trẻ sờ cảm nhận và nói lên đồ vật đó như thế nào.

– Cho trẻ chọn đồ vật về cùng nhóm, ví dụ: nhóm đồ vật mềm, nhóm đồ vật cứng.

Gợi ý 8: Đoán xem vật liệu gì

+ Mục đích: Cảm nhận vật liệu bằng bàn chân và tay.

+ Cách thực hiện:

– Chuẩn bị: viên sỏi, cát, thảm gai, mút mềm, gỗ cứng, lông gà, lá cây, nước lạnh, nước ấm, …

– Đặt từng vật liệu vào từng cái ô vuông/cái thao/cái chậu sau đó cho trẻ đi chân không bước vào trong từng khu vực và cảm nhận.

– Có thể bịt mắt trẻ cho trẻ bước vào và nói lên vật liệu đó là gì.

– Có thể trải hết các vật liệu đó lên sàn nhà cho trẻ bò qua và cảm nhận.

– Có thể bỏ vào từng hộp, bịt mắt trẻ lại sau đó cho trẻ sờ và đoán xem trong đó đựng gì hoặc gắn hình tương ứng vào từng hộp.

Gợi ý 9: Chơi trên thảm cỏ

+ Mục đích: Phát triển xúc giác bàn tay và bàn chân cho trẻ.

+ Cách thực hiện: Cho trẻ chơi trên các bãi cỏ, chơi các trò chơi với trẻ như làm con bò, bật nhảy trên thảm cỏ, chơi kéo co, làm con ếch nhảy…

Gợi ý 10: Khám phá trọng lượng

+ Mục đích: Phân biệt trọng lượng qua cầm nắm.

+ Cách thực hiện:

– Chuẩn bị: một số chai nước có nước đầy, 1 số chai không có nước (kích thước bằng nhau).

– Cho trẻ cầm mỗi tay 1 chai và phân biệt xem chai nào nặng, chai nào nhẹ.

– Cho trẻ chọn những chai nặng về 1 nhóm và chai nhẹ về 1 nhóm.

– Có thể sử dụng các thực phẩm như: trái bí đỏ, bó rau… để cho trẻ cảm nhận trọng lượng của 2.

HỌC VIỆN METTASOUL – Huấn luyện Kỹ năng sống tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm giúp từng cá nhân có thể phát triển tối đa khả năng và khơi dậy niềm đam mê sáng tạo để học tập và làm việc hiệu quả, tỏa sáng thành công.

THẮC MẮC TƯ VẤN:

HỌC VIỆN METTASOUL

Tổng đài tư vấn 24/7: 1900 6295

Web: mettasoul.vn

Đọc giả cần chuyên gia tâm lý trợ giúp, chúng tôi luôn ấm áp chào đón qua lịch hẹn tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *