KỸ NĂNG TẬP TRUNG KHI HỌC BÀI

Không tập trung là thói quen dễ dàng xảy ra với các bạn học sinh tiểu học. Các bạn nhỏ thường dễ bị ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố bên ngoài nên khó có thể tập trung tuyệt đối khi học. Chẳng hạn các bạn nhỏ sẽ bị thu hút bởi tiết học thể dục ngoài sân trường của lớp học khác hay dễ dàng phân tâm không chú ý bởi tiếng người đi lại ngoài hành lang lớp học hoặc thậm chí là các hiện tượng thời tiết như mưa, gió, sấm chớp. Để các bạn nhỏ có thể tập trung hơn trong học tập, chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân thu hút sự chú ý dẫn đến sự mất tập trung của các bạn nhỏ.

Thứ nhất, những tác động của môi trường bên ngoài thường là nguyên nhân chính của sự mất tập trung. Chẳng hạn đột nhiên ngoài trời mưa to sẽ thu hút sự chú ý của các bạn học sinh, hay nếu không mang ô các bạn sẽ không tập trung mà thường xuyên nhìn ra ngoài cửa sổ xem mưa đã tạnh chưa hoặc ngay cả tiếng còi của các lớp học thể dục bên ngoài cũng có thể làm một số học sinh không tập trung đến bài học mà nghĩ tới trận bóng rổ tuyệt vời của đêm qua, tuy học trong lớp nhưng tâm trí lại muốn chạy ra ngoài sân bóng.

Thứ hai, yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân chủ đạo tạo nên sự mất tập trung có một số học sinh luôn. Có một số học sinh ở trạng thái mơ mộng khi ở trên lớp. Ví dụ: có một số bạn nhỏ trong đầu sẽ xuất hiện màn hình tivi hoặc bộ phim truyền hình đã xem trước đó, nghĩ lại cảnh hài hước thì không thể nhịn được cười, thậm chí không thể kiểm soát được và thảo luận cùng các bạn bên cạnh, với những trường hợp này không chỉ bản thân học sinh không tập trung nghe giảng mà còn ảnh hưởng tới các bạn xung quanh.

Thứ ba, sức khỏe, tinh thần không tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến mất tập trung, ví dụ có một số học sinh không có thói quen ăn sáng, khi đến tiết thứ ba là đói cồn cào chỉ nghĩ đến đồ ăn; hoặc là có một số bạn học sinh buổi tối xem tivi rất muộn ngủ không đủ giấc, lên lớp thường buồn ngủ và ngủ gục trên bàn, cũng có một số học sinh sức khỏe yếu, ho nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc nghe giảng…

Qua một số phân tích trên bạn đã biết nguyên nhân mất tập trung trên lớp của bạn thuộc loại nào chưa? Tìm ra nguyên nhân bạn sẽ tìm ra được biện pháp khắc phục. Dưới đây là một số phương pháp làm giảm sự mất tập trung, bạn nào dễ mất tập trung trên lớp hãy thử xem nhé:

  • Thứ nhất, khắc phục những tác động từ bên ngoài tạo thành thói quen mất tập trung không bị ảnh hưởng bởi sự ồn ào. Trong quá trình học tập có nhiều yếu tố kể về chủ quan và khách quan làm chúng ta khó tập trung tinh thần để học tập. Chúng ta phải rèn luyện bản lĩnh không bị ảnh ảnh hưởng bởi âm thanh bên ngoài. Đương nhiên khi bắt đầu thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chỉ cần kiên trì là có thể thành công. Trong thành phố có rất nhiều tác động của âm thanh, ví dụ như xe cộ qua lại, tivi, điện thoại, tiếng ồn bên nhà hàng xóm, âm thanh của các công trình xây dựng… vì thế để rèn luyện được thói quen tập trung cần mất nhiều thời gian, các bạn phải bình tĩnh, tập trung vào bài học, cố gắng tìm ra sự hấp dẫn thu hút của bài học. Như vậy bạn có thể dễ dàng tập trung hơn.
  • Thứ hai, tăng cường Rèn luyện ý chí bản thân có thể tập trung, chú ý hơn. Trong quá trình học tập, nguyên nhân gây mất tập trung, ngoài những tác động khách quan mà chúng ta gặp phải, vẫn còn một số yếu tố chủ quan như: sức khỏe yếu, thường xuyên ho sốt hay thói quen xấu thích ăn vặt trong khi học, các yếu tố này càng làm cho các bạn nhỏ mất tập trung. Vì vậy chúng ta phải luôn rèn luyện ý chí vượt qua những tác động bên trong lẫn bên ngoài để tập trung và đạt được thành công.
  • Thứ ba, chúng ta cần phải nghỉ ngơi hợp lý. Con người khi mệt mỏi rất khó tập trung, chú ý. Do vậy chúng ta cần phải thường xuyên rèn luyện bồi dưỡng thói quen luôn tập trung khi làm bất cứ việc gì, đã học bài thì phải tập trung học, khi nghỉ ngơi thì chỉ vui vẻ chơi đùa.
  • Thứ tư, thích ứng kịp thời với nhịp điệu bài giảng của thầy cô. Khi thầy cô giảng bài trên lớp, nếu gặp nội dung khó hiểu, bạn cần phải nhanh chóng đánh dấu vào chỗ chưa hiểu đó và tiếp tục nghe thầy cô giảng bài, sau khi hết giờ học bạn có thể nhờ thầy cô hoặc bạn bè giảng lại cho bạn chỗ chưa hiểu đó.
  • Thứ năm, để tinh thần được thư giãn thoải mái nếu như bạn thường xuyên bị những câu chuyện hay điều gì đó chi phối suy nghĩ, tinh thần sẽ không thoải mái và không thể tập trung được. Lúc này, bạn không nên ép bản thân buộc phải nghe giảng mà hãy nhắm mắt lại toàn thân thả lỏng, hít thở sâu, cố gắng không nghĩ đến chuyện khác, tập trung vào một số lần hít thở của mình và thư giãn. Khoảng 3 phút sau, khi tinh thần đã thoải mái bạn lại bắt đầu nghe giảng. Làm như vậy bạn sẽ tập trung tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn trong học tập.

Ngoài ra, có thể chia sẻ với các bạn một số bí quyết nghe giảng hiệu quả. Đó là phương pháp cùng lúc sử dụng năm giác quan tập trung một cách tối đa mắt nhìn lên bảng, tai nghe giảng, tay ghi bài, miệng trả lời câu hỏi và trí óc tiếp thu. Chỉ có như vậy, hiệu quả nghe giảng mới được nâng cao và bạn mới tích lũy được nhiều kiến thức.

 Do vậy, nếu muốn thành tích của mình được nâng cao bạn hãy chú ý đến bí quyết là trên lớp tuyệt đối không được mất tập trung.

5 THÓI QUEN KHÔNG TỐT KHI NGHE GIẢNG:

Hiệu quả nghe giảng của các bạn học sinh có thành tích không tốt thường rất kém, nguyên nhân tạo ra hiệu quả kém là vì họ có rất nhiều thói quen xấu khi nghe giảng. Chuyên gia tâm lý đã đưa ra 5 thói quen nghe giảng không tốt, nếu các bạn thường gặp trường hợp nào sau đây thì nhanh chóng sửa chữa nhé:

  1. Cảm thấy học trên lớp quá đơn điệu vô vị
  2. Thường xuyên chú ý đến ngoại hình và Đánh giá thầy cô.
  3. Không nghe quá trình thầy cô giảng mà chỉ nghe kết quả.
  4. Bỏ qua nội dung chính chỉnh chú ý đến nội dung khác không liên quan.
  5. lựa chọn nội dung đơn giản không chịu tìm tòi suy nghĩ.

HỌC VIỆN METTASOUL

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *