GIẢI MÃ CƠN GIẬN Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Gần đây rất nhiều phụ huynh băn khoăn về việc trẻ thường xuyên nổi giận với em út, bố mẹ, bạn bè, thậm chí với những người xa lạ… Dù mỗi trường hợp đều gắn liền với những câu chuyện khác nhau, tuy nhiên chúng thường gắn liền với những yếu tố mang tính chất đe dọa. Đó có thể là những nguy cơ rõ ràng về thể chất nhưng cũng không ít những trường hợp là nguy cơ xâm phạm lòng tự trọng như sự bất công, thiếu thừa nhận, bị xúc phạm hoặc xỉ nhục, bị ngăn cản việc thực hiện một ý tưởng… Lúc này chúng ta không còn đủ sự tỉnh táo để suy xét mà hành xử bất chấp hậu quả.

Theo chia sẻ, nhiều trẻ có những hành vi bạo lực khi tương tác với người khác trong cơn giận, tuy nhiên sự im lặng trong lúc này cũng không hẳn là một tín hiệu tích cực vì những dồn nén ức chế có thể dẫn đến sự căng thẳng vượt quá mức chịu đựng cá nhân. Đây thường là cơ chế điển hình của chứng trầm cảm ở trẻ vị thành niên khi mà sự chia sẻ, nâng đỡ trở nên hiếm hoi và khó khăn.

Đối với môi trường tương tác hiện tại có không ít những tác động ngoài ý muốn như vấn đề học tập không như mong đợi, mối quan hệ bạn bè, tình cảm gặp khó khăn, thiếu tính liên kết trong hệ thống gia đình… đòi hỏi tính nhận diện và cách giải quyết vấn đề khôn khéo từ trẻ. Cách thức giáo dục ở mỗi gia đình và những trải nghiệm của trẻ được xem là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của trẻ về các sự kiện đã qua.

Để giảm thiểu tác động và ngăn ngừa các cơn giận bộc phát, các bậc phụ huynh là những đối tượng có khả năng kiểm soát cơn giận. Trẻ học tập cách ứng xử của người lớn và cách nhìn nhận vấn đề của trẻ tích cực hay tiêu cực cũng xuất phát từ đây. Đây không hẳn là điều dễ dàng vì chúng tôi đã từng bắt gặp một vài trường hợp phụ huynh đưa trẻ đến tham vấn về hành vi nóng giận nhưng lại thể hiện sự giận dữ ngay chính trong văn cảnh này vì một vài sự chậm chạp của trẻ. Đây là điểm mà bậc cha mẹ cần lưu ý bởi trẻ chưa đủ nhận thức trưởng thành để có thể sàng lọc các tác động có hay không sự nguy hại đến chính bản thân mình.

Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến khích các thành viên trong gia đình làm dịu cơn giận của trẻ ví như sự cảm thông với khó khăn mà trẻ đang trải qua thay vì sự kiêu khích hoặc phán xét. Thêm vào đó, hãy dạy cho trẻ cách tự trấn an mình bằng những bài tập đơn giản như bỏ ra ngoài, ăn uống, phân tán sự tập trung vào một chủ đề khác… Việc để mặc cơn giận không hoàn toàn là một giải pháp hay vì đôi lúc chính những người trong cuộc nhầm tưởng việc bộc bạch hết thảy những cảm xúc phát sinh trong cơn giận là một điều hữu ích.

Thái độ đúng đắn khi đối diện với một cơn giận là sự kiên nhẫn, hãy tự trấn an bản thân bằng những cách riêng của bạn. Với tinh thần xây dựng, hãy giải quyết vấn đề bằng những cuộc gặp gỡ, trao đổi sau đó. Vấn đề sẽ được giải quyết mà chúng có thể không cần đến sự căng thẳng.

HỌC VIỆN METTASOUL

Học viện METTASOUL – Huấn luyện Kỹ năng sống tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm giúp từng cá nhân có thể phát triển tối đa khả năng và khơi dậy niềm đam mê sáng tạo để học tập và làm việc hiệu quả, tỏa sáng thành công

THẮC MẮC TƯ VẤN

HỌC VIỆN METTASOUL

Liên hệ tư vấn: 038.538.6848

Web: mettasoul.vn

Đọc giả cần chuyên gia tâm lý trợ giúp, chúng tôi luôn ấm áp chào đón qua lịch hẹn tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *